Học tập trực tuyến được dịch ra từ cụm từ “online learning” hay “eLearning” trong tiếng Anh. Từ lâu, đào tạo và học tập trực tuyến đã không còn là hình thức xa lạ đối với nhiều trường học, các tổ chức giáo dục, và các doanh nghiệp tại Việt Nam. Trong những năm gần đây, bài giảng eLearning đang dần khẳng định vai trò của mình với những ưu điểm nổi trội so với các hình thức đào tạo truyền thống.
Đặc biệt trong năm 2020, đại dịch COVID-19 đã tác động mạnh mẽ đến lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Các trường học phải đóng cửa trong một thời gian dài để ngăn chặn sự lây lan của virus. Trước tình hình này, ngành giáo dục và đào tạo đã phải đối mặt với một thách thức to lớn. Làm thế nào để đảm bảo tính liên tục của hoạt động giảng dạy thông qua hình thức đào tạo trực tuyến? Trước đây, việc soạn thảo bài giảng e-Learning là một hình thức được khuyến khích nhưng không bắt buộc thì nay đã trở thành một yêu cầu cấp bách.
Vậy làm thế nào để có thể thiết kế được một bài giảng eLearning chất lượng, thu hút sự chú ý của học sinh, và đem lại hiệu quả cao nhất? Làm thế nào để đóng gói bài giảng thành gói SCORM/ xAPI? Cách tải bài giảng lên hệ thống quản lý học tập? Cách ghi danh học sinh vào khóa học? Làm thế nào để theo dõi tiến trình và kết quả học tập của học sinh?
Để trả lời các câu hỏi trên, hãy dành thời gian đọc đến cuối bài viết này để tìm được những thông tin hữu ích.
Phần Mềm ActivePresenter là gì?
ActivePresenter là phần mềm hỗ trợ thầy cô soạn thảo bài giảng eLearning có tính tương tác cao. Phần mềm có thể chạy trên hệ điều hành Microsoft Windows và macOS. Cùng với Saola Animate, ActivePresenter là sản phẩm của công ty Atomi Systems, được phát triển bởi các kỹ sư công nghệ người Việt.
ActivePresenter cung cấp những tính năng nổi bật trong việc tạo nội dung e-Learning. Phần mềm hỗ trợ tạo 11 loại câu hỏi tương tác. Ngoài ra, thầy cô cũng có thể tận dụng các nội dung được tạo trên PowerPoint bằng cách nhập chúng vào ActivePresenter chỉ với một vài thao tác nhấp chuột.
Sau khi hoàn thành việc thiết kế bài giảng, ActivePresenter hỗ trợ thầy cô xuất bản ra hai chuẩn e-Learning phổ biến nhất hiện nay. Hai chuẩn này bao gồm SCORM và xAPI, được hỗ trợ bởi rất nhiều hệ thống quản lý học tập (LMS). Nhờ đó, thầy cô có thể dễ dàng tải các khóa học lên các LMS thông dụng. Phải kể đến là Moodle, SCORM Cloud, TalentLMS, Docebo…
Bên cạnh đó, ActivePresenter cũng là một công cụ hỗ trợ đắc lực trong việc ghi lại các thao tác của người dùng trên màn hình, ghi hình bằng webcam, mô phỏng phần mềm, và các tính năng chỉnh sửa audio/video cơ bản và nâng cao.
Trong bài viết ngày hôm nay, xin mời các thầy cô cùng khám phá tính năng tạo bài giảng eLearning sử dụng phần mềm ActivePresenter và các bước theo dõi tiến trình, kết quả học tập của học sinh trên trang ATOMEDU.
Phụ Lục Các Bước
Bước 1: Tạo bài giảng eLearning với phần mềm ActivePresenter
- Nhập bài giảng PowerPoint vào phần mềm
- Thêm các yếu tố đa phương tiện
- Thêm câu hỏi tương tác
- Xem trước bài giảng
- Đóng gói bài giảng thành gói Scorm/ xAPI hoặc xuất bài giảng ra định dạng HTML5
Bước 2: Tải bài giảng lên trang quản lý học tập ATOMEDU
Bước 3: Ghi danh học sinh vào khóa học trên trang ATOMEDU
Bước 4: Theo dõi tiến trình và kết quả học tập trên trang ATOMEDU
Tạo Bài Giảng eLearning với Phần Mềm ActivePresenter
Nhập Bài Giảng PowerPoint vào Phần Mềm
Như đã đề cập đến trong phần trên, ngoài việc tạo các bài giảng mới với phần mềm ActivePresenter, thầy cô có thể tận dụng các bài giảng đã được tạo trên PowerPoint bằng cách nhập chúng vào phần mềm ActivePresenter.
Sau khi khởi động ứng dụng, thầy cô nhấp chuột chọn Nhập từ PowerPoint. Sau đó chọn một bài giảng PowerPoint từ máy tính:

Bài giảng được tạo trên PowerPoint sẽ được nhập vào ActivePresenter trong khoảng vài giây.
Thêm Các Yếu Tố Đa Phương Tiện
Trong quá trình thiết kế bài giảng eLearning, thầy cô có thể muốn thêm chú thích, hình dạng, hình ảnh, âm thanh, video… ActivePresenter hỗ trợ thầy cô làm điều này một cách dễ dàng. Chỉ cần mở tab Thêm, sau đó chọn một loại phương tiện để thêm vào bài giảng.
Tab Thêm bao gồm:
- Các chú thích: hình dạng, phương trình, biểu tượng…

- Các loại phương tiện: hình ảnh, âm thanh, video…

- Các đối tượng tương tác: khu vực thả, nút, ô đánh dấu, bộ đếm thời gian…

Khi thêm những yếu tố này, bài giảng eLearning của thầy cô sẽ trở nên sinh động và có tính tương tác cao hơn rất nhiều so với bài giảng đơn thuần được soạn thảo trên PowerPoint.
Thêm Câu Hỏi Tương Tác
Ngoài ra, ActivePresenter còn hỗ trợ xây dựng các bài tập, bài thi trắc nghiệm trực tuyến.
Để làm điều đó, thầy cô chỉ cần mở tab Câu hỏi. Tab này bao gồm 11 loại câu hỏi tương tác. Thầy cô có thể chọn bất kì loại câu hỏi nào mà mình muốn tạo:

Ngoài việc thêm câu hỏi một cách thủ công, ActivePresenter cho phép nhập câu hỏi từ tập tin GIFT và CSV. Bên cạnh đó, thầy cô cũng có thể dễ dàng tạo các ngân hàng câu hỏi với tính năng Các kho slide và Slide ngẫu nhiên của ActivePresenter.
Xem Trước Bài Giảng eLearning
Trong quá trình soạn thảo bài giảng, thầy cô có thể xem trước bài giảng của mình. Hãy truy cập vào tab Xuất, nhấp chuột vào mũi tên xuống của nút Xem trước HTML5. Chọn một trong bốn chế độ (Minh họa, Hướng dẫn, Luyện tập, Kiểm tra) tùy mục đích sử dụng:

Việc xem trước bài giảng sẽ giúp thầy cô có một cái nhìn tổng quan về bài giảng eLearning của mình. Thông qua việc nhận biết những phần còn chưa hoàn thiện và sửa chữa giúp bài giảng trở nên hoàn hảo hơn.
Đóng Gói Bài Giảng thành Gói SCORM/xAPI hoặc Xuất Bài Giảng ra HTML5
Sau khi hoàn thành thiết kế bài giảng, thầy cô có thể đóng gói bài giảng thành gói SCORM/ xAPI. Ngoài ra, ActivePresenter cũng hỗ trợ thầy cô xuất bài giảng ra định dạng HTML5. Thầy cô chỉ cần mở tab Xuất và chọn đầu ra mà mình mong muốn:

Tùy vào loại đầu ra mà thầy cô lựa chọn, một hộp thoại sẽ xuất hiện để thầy cô có thể thiết lập thêm các tùy chọn. Hình ảnh dưới đây minh họa hộp thoại khi thầy cô chọn đầu ra SCORM:

Sau khi hoàn thành các cài đặt, thầy cô nhấp vào nút OK để đóng gói bài giảng eLearning theo tiêu chuẩn SCORM/ xAPI hoặc xuất bài giảng ra HTML5.
Tải Bài Giảng lên Trang Quản Lý Học Tập ATOMEDU
Như đã được đề cập đến trong phần giới thiệu phần mềm ActivePresenter, các gói SCORM/ xAPI được hỗ trợ bởi rất nhiều hệ thống quản lý học tập (LMS). Do đó, sau khi đóng gói bài giảng theo một trong hai tiêu chuẩn này, thầy cô có thể tải các gói này lên các LMS như Moodle, Docebo… Trong bài viết ngày hôm nay, hãy cùng tìm hiểu cách tải bài giảng lên trang quản lý học tập ATOMEDU.
ATOMEDU là một hệ thống quản lý học tập được tạo bởi công ty Atomi Systems. Thầy cô có thể sử dụng trang web này miễn phí để chia sẻ bài giảng và kiến thức. Để làm được điều này, thầy cô cần đăng ký tài khoản. Sau đó đăng nhập để tải các bài giảng của mình lên và thực hiện các cài đặt cần thiết. Các cài đặt này bao gồm:
- Các thao tác để ghi danh học sinh vào khóa học.
- Các thao tác để theo dõi tiến trình và kết quả học tập của học sinh.
Đăng Ký Tài Khoản trên Trang ATOMEDU
1, Truy cập vào trang web ATOMEDU: https://learn.atomi.vn/.
2, Nhấp vào nút Đăng nhập/ Đăng kí ở góc trên cùng bên phải màn hình:

Một hộp thoại hiện ra yêu cầu thầy cô điền các thông tin để đăng nhập vào tài khoản. Nhấp vào dòng chữ Đăng kí màu xanh để bắt đầu đăng ký tài khoản:

3, Điền các thông tin bắt buộc như tên thành viên (kí danh), mật khẩu, thư điện tử, họ tên. Nhấp vào Tôi hiểu và đồng ý và Tạo tài khoản mới. Sau bước này, một email được gửi đến địa chỉ hòm thư điện tử của thầy cô.
4, Truy cập vào hòm thư điện tử. Mở email và nhấp vào đường link để xác nhận tài khoản. Quá trình đăng ký được hoàn tất.
Đăng Nhập vào Tài Khoản ATOMEDU
Sau khi hoàn tất bước đăng ký tài khoản, thầy cô có thể dễ dàng đăng nhập bằng cách điền tên truy cập và mật khẩu, sau đó nhấp nút Đăng nhập.
Ngoài ra, thầy cô cũng có thể đăng nhập vào trang web thông qua các tài khoản khác như Facebook, Google, hoặc Microsoft.
Cách Tải Bài Giảng lên ATOMEDU
Có hai cách để tải bài giảng lên trang ATOMEDU. Thầy cô có thể tải bài giảng trực tiếp từ phần mềm ActivePresenter. Hoặc tải bài giảng ngay tại trang ATOMEDU.
Tải Bài Giảng từ Phần Mềm ActivePresenter lên Trang ATOMEDU
Mở tab Xuất > chọn Xuất bản LMS:

Hộp thoại Xuất lên hệ thống quản lý học tập (LMS) xuất hiện. Hãy điền tên truy cập và mật khẩu để đăng nhập. Hoặc, đăng nhập bằng tài khoản Facebook, Google, hoặc Microsoft.
Tab LMS (Hệ thống quản lí học tập)
Sau khi đăng nhập thành công, điền các thông tin cần thiết cho khóa học tại tab LMS:

Các thông tin này bao gồm:
- Hoạt Động: Chọn một trong ba hoạt động từ danh sách, bao gồm tạo bài giảng mới, cập nhật bài học trong khóa học hiện tại, hay thêm bài học mới vào khóa học hiện tại.
- Danh Mục Khóa Học: Chọn một môn học từ danh sách (Toán, Văn, Vật Lý, Hóa Học, Địa Lý…).
- Tên đầy đủ của Khóa Học: Gõ tên khóa học vào ô này.
- Mã Khóa Học: Gõ tên viết tắt của khóa học vào ô này.
- Chủ Đề: Gõ tên chủ đề của khóa học vào ô này.
- Tên Bài Học: Gõ tên bài học của khóa học vào ô này.
Chọn ô Tất cả mọi người đều có thể truy cập khóa học nếu thầy cô muốn để khóa học ở chế độ công khai với tất cả mọi người.
Tab Tùy chọn
Tiếp đó hãy mở tab Tùy chọn. Tab này hỗ trợ thầy cô thiết lập thêm các tùy chọn cho khóa học của mình, bao gồm:

- Các chế độ trình chiếu: Chọn một trong bốn chế độ tùy vào mục đích sử dụng.
- Tổng thời gian tối đa (phút): Thiết lập thời gian tối đa để học sinh làm bài kiểm tra/ tham gia khóa học. Đơn vị thời gian được tính bằng phút.
- Điều kiện đỗ: Thiết lập điều kiện đỗ trượt của một khóa học/ một bài kiểm tra. Thầy cô có thể chọn một trong bốn tùy chọn bao gồm Phần trăm số câu trả lời đúng, Số điểm đạt được, Số lượng câu trả lời đúng, hoặc Số lượng slide đã xem không ít hơn một con số nào đó.
- Ngoài ra, thầy cô có thể cài đặt các tùy chọn nội dung khác như chất lượng ảnh, video…
Nhấp OK để tải khóa học lên trang ATOMEDU. Đợi một vài giây cho đến khi hệ thống tải lên khóa học thành công. Hộp thoại dưới đây sẽ xuất hiện:

Nhấp vào Xem Khóa Học hay Xem Bài Học.
Tải Bài Giảng Trực Tiếp tại Trang ATOMEDU
Để tải bài giảng trực tiếp tại trang ATOMEDU, hãy làm theo các bước sau:
1, Nhấp chuột vào mục Khóa học > chọn Tạo khóa học mới:

2, Điền các thông tin chung về khóa học và thiết lập các tùy chọn khác. Sau đó nhấp vào Lưu và cho xem để hoàn thành việc điền thông tin khóa học. Khóa học của thầy cô sẽ xuất hiện như ảnh dưới đây:

3, Bật chế độ chỉnh sửa và nhấp vào Thêm hoạt động hoặc tài nguyên. Hộp thoại dưới đây sẽ xuất hiện:

Chọn loại hoạt động hoặc tài nguyên mà thầy cô muốn thêm. Ví dụ, chọn Gói SCORM, sau đó nhấp vào nút Thêm.
Điền tên và nhấp vào nút Thêm… để thêm tập tin SCORM. Hoặc thầy cô cũng có thể thêm tập tin bằng cách kéo thả. Lưu ý để thêm gói SCORM, tập tin phải có định dạng ZIP.
Thiết lập các tùy chọn khác nếu cần sau đó chọn Lưu và cho xem.
Ghi Danh Học Sinh vào Khóa Học trên Trang ATOMEDU
Ở phần trên, thầy cô đã hoàn tất việc tải bài giảng eLearning lên trang web. Trong phần này, hãy cùng tìm hiểu cách ghi danh học sinh vào khóa học. Lưu ý rằng học sinh cần tạo tài khoản trên trang ATOMEDU để có thể tham gia vào khóa học. Các bước tạo tài khoản cho học sinh tương tự như các bước đăng ký tài khoản được đề cập trong phần trên.
Truy cập vào khóa học. Nhấp vào biểu tượng bánh răng ở góc trên cùng bên phải của màn hình. Sau đó, chọn Danh sách thành viên:

Nhấp vào biểu tượng bánh răng Các thiết lập trang ở góc trái phía dưới cùng của màn hình. Chọn Phương thức ghi danh:

Khi đó, thầy cô có thể lựa chọn một trong ba hoặc cả ba hình thức ghi danh, bao gồm:
- Manual enrolments: Thầy cô ghi danh học sinh vào khóa học.
- Guest Access: Mọi người đều có thể tham gia vào khóa học. Nhấp vào biểu tượng mắt để bật chế độ này.
- Tự ghi danh (Học viên): Học sinh tự ghi danh mình vào khóa học. Nhấp vào biểu tượng mắt để bật chế độ này.
Thầy Cô Ghi Danh Học Sinh vào Khóa Học
Để ghi danh học sinh vào khóa học, thầy cô chọn chế độ Manual enrolments. Nhấp vào nút Enrol users để ghi danh học sinh vào khóa học:

Gõ tên học sinh vào ô Chọn người dùng. Ngay lập tức một danh sách bao gồm những người có tên tương tự xuất hiện. Hãy chọn các học sinh mà thầy cô muốn ghi danh vào khóa học từ danh sách đó. Làm các bước tương tự với các học sinh khác. Cuối cùng, sau khi hoàn thành bước chọn học sinh, nhấp vào nút Enrol users để ghi danh các học sinh vừa được chọn:

Như vậy là thầy cô đã hoàn thành việc ghi danh học sinh vào khóa học của mình. Bước tiếp theo, thầy cô hãy gửi email đường link khóa học để mời học sinh tham gia.
Học Sinh Tự Ghi Danh vào Khóa Học
Để học sinh có thể tự ghi danh mình vào khóa học, hãy chọn chế độ Tự ghi danh (Học viên).
Sau đó, học sinh có thể truy cập vào khóa học mình muốn tham gia. Nhấp vào nút Ghi danh tôi để đăng ký tham gia vào khóa học:

Theo Dõi Tiến Trình và Kết Quả Học Tập trên Trang ATOMEDU
Để theo dõi tiến trình học và kết quả học tập của người học, chọn khóa học, nhấp vào tab Reports:

Khi đó, thầy cô có thể xem được các loại báo cáo khác nhau, bao gồm:
- Basic Report: Đây là một loại báo cáo cơ bản cho phép thầy cô xem được các thông tin chung như họ tên và thư điện tử của người học, số lần xem khóa học/ làm bài kiểm tra, thời gian bắt đầu thực hiện, thời điểm truy cập lần cuối, và điểm số. Thầy cô có thể nhấp chuột vào chữ số ở phần Attempt, sau đó chọn Track details để xem được báo cáo chi tiết.
- Graph Report: Đây là loại báo cáo mà dữ liệu sẽ được hiển thị dưới dạng biểu đồ.
- Interactions Report: Báo cáo tương tác này bao gồm các thông tin tương tự như ở phần báo cáo cơ bản. Ngoài ra, báo này còn thêm 2 cột cuối giúp thầy cô biết được học sinh đã xem khóa học/ làm bài kiểm tra chưa, nếu rồi thì điểm số họ đạt được là bao nhiêu; và phản hồi của họ. Thầy cô có thể nhấp chuột vào phần điểm số để xem được báo cáo chi tiết.
- Objective Report: Báo cáo mục tiêu này tương tự như phần báo cáo tương tác nhưng không bao gồm cột phản hồi.
Nếu như các loại báo cáo trên chỉ cung cấp các thông tin chung thì báo cáo chi tiết cung cấp cho thầy cô các thông tin cụ thể hơn, bao gồm học sinh chọn đáp án nào, câu trả lời cụ thể của họ là gì, thời gian tham gia khóa học/ làm bài kiểm tra mất bao lâu:

Lời Kết
Trên đây là các bước chung để tạo bài giảng eLearning, xuất bài giảng ra các chuẩn eLearning, và theo dõi tiến trình cũng như kết quả học tập của học sinh. Để biết thêm thông tin chi tiết về từng bước được đề cập trong bài viết này, thầy cô hãy theo dõi website atomi.vn để có thể cập nhật các bài viết mới nhất.
Để tải về phần mềm ActivePresenter, thầy cô có thể truy cập đường link này để tải về bản dùng thử mới nhất. Bản dùng thử có đầy đủ các tính năng như bản đã mua giấy phép và không có giới hạn về thời gian dùng thử.
Hi vọng bài viết này đã mang đến cho thầy cô một cái nhìn tổng quan, giúp thầy cô phần nào tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi đặt ra ở đầu bài viết.
Nhận xét gần đây