Bạn đang hứng thú với đồ họa chuyển động nhưng không biết bắt đầu từ đâu? Hãy cùng khám phá 5 kiểu hoạt hình dễ tạo, có thể áp dụng cho các khóa học trực tuyến, đào tạo doanh nghiệp, hay các trang web.

Hoạt hình là một công cụ hiệu quả để truyền tải thông tin. Nó có thể thu hút sự chú ý của người xem và giúp họ duy trì sự tập trung. Bên cạnh đó, khơi dậy cảm xúc và giúp họ ghi nhớ thông điệp một cách nhanh chóng. Mặc dù mang đến nhiều lợi ích, không thể phủ nhận rằng quá trình sản xuất hoạt hình không hề dễ dàng. Điều này có thể trở thành chướng ngại vật lớn cho nhiều người. Đặc biệt là những người không rành về công nghệ. Tuy nhiên, trên thực tế, có một số kiểu hoạt hình không khó tạo như bạn nghĩ. Như 5 loại được liệt kê dưới đây:
- Infographics chuyển động – Animated Infographics
- Văn bản chuyển động – Kinetic Typography Animations
- Kỹ thuật chuyển động dừng – Stop Motion Animations
- Quay màn hình – Screen Capture Animations
- Hoạt hình trên bảng trắng – Whiteboard Animations
Các loại hoạt hình này có thể truyền cảm hứng cho bạn. Giúp bạn bắt tay vào tạo một dự án hoạt hình của riêng mình.
#1 Infographics Chuyển Động (Animated Infographics)
Như các bạn có thể biết, infographics là một trong những hình thức nội dung được ưa chuộng. VnExpress – một trong những trang báo mạng thu hút nhiều người xem – có một chuyên mục dành riêng cho infographics. Các infographics này thường nhận được rất nhiều lượt xem, lượt chia sẻ, và bình luận từ độc giả.
Không phải ngẫu nhiên mà infographics trở thành một trong những kiểu nội dung được chia sẻ nhiều nhất trong những năm gần đây. Lý do nằm ở cách chúng truyền tải thông tin đến người xem. Một infographic thường bao gồm các hình ảnh, biểu đồ, bảng biểu, hình dạng, màu sắc, và các yếu tố trực quan khác. Chúng được tổ chức theo một cấu trúc đơn giản nhưng rất logic. Nhờ đó, người xem có thể tiếp nhận và ghi nhớ thông tin một cách nhanh chóng và lâu dài.
Hiện nay, hầu hết các infographics mà chúng ta nhìn thấy vẫn ở dạng tĩnh. Chúng thường là những hình ảnh dài. Người xem cần cuộn chuột nhiều lần để xem được hết nội dung. Infographics chuyển động có thể giải quyết được vấn đề này. Đây là một kiểu hoạt hình giúp trình bày các thông tin theo từng phần nhỏ ở trạng thái chuyển động. Các yếu tố chuyển động thường thu hút sự chú ý của người xem tốt hơn. Chúng làm cho nội dung trở nên sinh động, hấp dẫn, và dễ tiếp thu hơn.
Ví Dụ 1: ASEAN Infographics Tạo Bởi Saola Animate
Bạn đang sở hữu rất nhiều các infographics ở dạng tĩnh? Tại sao không tận dụng nguồn tài nguyên có sẵn này để chuyển đổi chúng thành một phiên bản sinh động và bắt mắt hơn?
Không cần phải lo lắng về sự phức tạp của quá trình chuyển đổi. Có rất nhiều ứng dụng miễn phí trên thị trường có thể giúp bạn tạo loại hoạt hình này. Nhờ đó, quá trình chuyển đổi từ dạng tĩnh sang dạng động trở nên dễ dàng hơn. Không có gì quá phức tạp khi thêm các hiệu ứng xuất hiện và biến mất cho các yếu tố trực quan. Làm cho các yếu tố này di chuyển cũng không phải là một nhiệm vụ quá khó khăn.
#2 Văn Bản Chuyển Động (Kinetic Typography Animations)
Theo từ điển Oxford Learner’s Dictionaries:
- “Kinetic” có nghĩa là thuộc về chuyển động, hoặc được tạo ra bởi chuyển động.
- “Typography” có nghĩa là cách trình bày văn bản.
Như vậy, cụm từ “kinetic typography” có thể tạm dịch một cách ngắn gọn là văn bản chuyển động. Nói cách khác, các chữ cái và sự chuyện động là hai yếu tố chính tạo nên kiểu hoạt hình này. Sự kết hợp của hai yếu tố này giúp khơi gợi cảm xúc của người xem. Thông qua đó, các thông điệp được truyền tải một cách tốt hơn.
So sánh với các loại hoạt hình khác, đây là một trong những kiểu dễ tạo nhất. Nó không đòi hỏi những kỹ thuật quá phức tạp. Tất cả những gì bạn cần làm đó là tạo chuyển động cho các chữ cái. Khi bạn có thể chọn lựa được các hiệu ứng chuyển động một cách phù hợp, bạn đã thành công trong việc tổ chức một bữa tiệc sinh động cho đôi mắt của người xem. Đây là một kỹ thuật kể chuyện bằng hình ảnh vô cùng hiệu quả.
Ví Dụ 2: Tạo Hiệu Ứng Chuyển Động Cho Văn Bản Với ActivePresenter
Nếu khóa học hoặc trang web của bạn có quá nhiều chữ, hãy xem xét áp dụng kiểu hoạt hình này. Khóa học và trang web của bạn sẽ trở nên dễ đọc hơn và thu hút hơn.
Một số phần mềm như ActivePresenter hoặc Saola Animate có thể giúp bạn tạo loại hoạt hình này một cách dễ dàng. Các ứng dụng này cung cấp các hiệu ứng có sẵn. Nhờ đó, chỉ với một vài cú nhấp chuột, bạn đã có thể dễ dàng tạo hiệu ứng chuyển động cho một cụm từ, một câu, hay một đoạn văn mà không cần quá nhiều nỗ lực. Sau đó, bạn có thể thoải mái tùy chỉnh các thuộc tính khác. Như thời lượng của hiệu ứng, hướng chuyển động…
#3 Kỹ Thuật Chuyển Động Dừng (Stop Motion Animations)
Bạn có biết rằng việc ghép các hình ảnh với nhau có thể tạo ra ảo giác về chuyển động? Hãy xem thêm tại phần Lịch sử của hoạt hình để biết thêm thông tin chi tiết về các thiết bị tạo hoạt hình được sử dụng trong quá khứ. Quá trình để tạo ra kiểu hoạt hình này cũng hoạt động tương tự như các loại thiết bị đó.
Các bước thực hiện kỹ thuật chuyển động dừng bao gồm:
- Đặt các đối tượng tại các vị trí mong muốn, sau đó, chụp bức ảnh đầu tiên.
- Di chuyển các đối tượng này sang các vị trí mới, chụp bức ảnh thứ hai.
- Lặp lại bước trên nhiều lần. (Khi xem lại các bức ảnh này một cách liên tục, bạn có thể cảm nhận được sự chuyển động của các đối tượng.)
- Tải các bức ảnh này vào một ứng dụng để ghép, chỉnh sửa, và tạo hoạt hình. Các ứng dụng này thường cho phép người dùng có thể tùy ý chỉnh ảnh nền, bố cục, thêm các hiệu ứng âm thanh…
Ví Dụ 3: – Controlling Animations Tạo Bởi Saola Animate
Như bạn có thể thấy, kỹ thuật này khá giống với cách mà các thiết bị hoạt hình được sử dụng để tạo ra ảo giác chuyển động. Nó cũng là các bước mà các nhà làm phim đã thực hiện trong quá khứ để sản xuất phim hoạt hình. Quá trình này đòi hỏi sự tinh tế trong cách sắp xếp vị trí của các đối tượng và cách chụp ảnh. Nó cần nhiều thời gian, sự kiên nhẫn, và sự khéo léo.
Bởi vậy, nếu bạn không có nhiều thời gian và sự tỉ mỉ để thực hiện các bước trên, hãy tìm một ứng dụng tạo hoạt hình miễn phí. Ví dụ, với tính năng đường chuyển động (motion paths), Saola Animate sẽ giúp bạn tạo kiểu hoạt hình này một cách dễ dàng. Bạn sẽ làm việc với các keyframes để tạo ra hiệu ứng chuyển động của đối tượng như mong muốn. Dự án Controlling Animations ở trên là một ví dụ về cách tạo và giúp người xem điều khiển hoạt hình theo ý muốn.
#4 Quay Video Màn Hình (Screen Capture Animations)
Bạn có đang tìm kiếm một phương thức hiệu quả để hướng dẫn người xem sử dụng một ứng dụng nào đó? Nếu vậy, quay video màn hình chính là một giải pháp hoàn hảo dành cho bạn. Loại hoạt hình này hướng dẫn các bước chi tiết để sử dụng một ứng dụng nào đó.
Với sự hỗ trợ của một công cụ quay màn hình miễn phí như ActivePresenter, đây là một nhiệm vụ vô cùng đơn giản. Bạn chỉ cần khởi động ứng dụng này, chọn Quay video màn hình. Tùy chỉnh khu vực quay (toàn màn hình hay chỉ một phần). Và, nhấp chuột vào nút Ghi để bắt đầu quay. Tất cả các hành động diễn ra trong khu vực quay sẽ được ghi lại.
Sau khi kết thúc quá trình quay và chỉnh sửa video, bạn có có thể xuất ra các định dạng khác nhau. Ví dụ, xuất ra định dạng video nếu bạn muốn tạo các video hướng dẫn. Hoặc, xuất ra định dạng HTML5 nếu bạn cần tạo các mô phỏng phần mềm có thể tương tác.
Ví Dụ 4: Create And Manage Order In Odoo Tạo Bởi ActivePresenter
Quay video màn hình không chỉ tiết kiệm chi phí mà còn mang đến những kết quả không ngờ. Kiểu hoạt hình này phù hợp nhất với:
- Học tập trực tuyến: Hướng dẫn người học cách làm thế nào để tham gia một khóa học trực tuyến. Hoặc, vào mục nào để tìm kiếm được các thông tin mà người học cần trên một trang web…
- Đào tạo doanh nghiệp: Hướng dẫn nhân viên cách sử dụng một phần mềm phục vụ cho công việc. Hoặc, hướng dẫn họ các bước xử lý khiếu nại của khách hàng…
Ví dụ ở trên hướng dẫn nhân viên các bước chi tiết để tạo và quản lý đơn hàng với phần mềm Odoo. Với khóa học trực tuyến này, nhân viên có 2 lựa chọn:
- Nhấp chọn nút Show Me, họ sẽ được hướng dẫn từng bước với sự xuất hiện của các tin nhắn gợi ý và giọng nói của người hướng dẫn.
- Nhấp chọn Let Me Try, họ sẽ tự thực hiện các bước mà không có sự trợ giúp của các tin nhắn gợi ý và người hướng dẫn.
#5 Hoạt Hình Trên Bảng Trắng (Whiteboard Animations)
Với kiểu hoạt hình này, các đối tượng như hình ảnh, văn bản, hình dạng được vẽ trên nền bảng trắng. Đây là một trong những loại hoạt hình đang thịnh hành nhất hiện nay. Được áp dụng rộng rãi và trực tiếp vào nhiều lĩnh vực. Sự chuyển động của bàn tay thu hút sự chú ý của người xem. Khiến họ tò mò về những gì sẽ xảy ra tiếp theo. Ngoài ra, kiểu hoạt hình này cũng giúp đơn giản hóa các khái niệm phức tạp. Và làm cho thông tin trở nên thú vị hơn. Nó không chỉ hiệu quả trong việc giới thiệu một chủ đề mới. Mà còn hữu ích trong việc tóm tắt kiến thức.
Ví dụ 5: Prevent Covid-19 Tạo Bởi Saola Animate
Trước đây, hoạt hình trên bảng trắng được tạo ra một cách thủ công. Cụ thể là, người ta sẽ quay các đối tượng đang được vẽ trên bảng trắng. Hiện nay, có rất nhiều phần mềm giúp quá trình thủ công này trở nên dễ dàng hơn. Ví dụ, để tạo dự án trên với Saola Animate, tính năng Line Length keyframe đã được sử dụng để tạo hiệu ứng như đang vẽ. Các đối tượng xuất hiện như được vẽ tay.
Lời Kết
Trên đây là năm kiểu hoạt hình dễ tạo giúp bạn cải thiện chất lượng các khóa học điện tử, đào tạo nhân viên, các trang web. Có rất nhiều các công cụ miễn phí có thể hỗ trợ bạn đắc lực trong việc tạo hoạt hình. Những công cụ này sẽ đảm nhiệm những phần khó khăn nhất. Nhờ đó, bạn có thể nhiều có thời gian hơn để trau chuốt nội dung của khóa học hoặc trang web của mình.
Xem thêm:
Nhận xét gần đây